Kinh tế tư nhân cần linh hoạt để phát triển

Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 khẳng định vai trò của khu vực tư nhân; cần kích hoạt để phát triển tốt hơn nữa.

Sáng 2/5, Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 chính thức diễn ra. Các vấn đề kinh tế vĩ mô sẽ được mổ xẻ, cùng đối thoại chính sách công - tư cởi mở giữa đại diện Chính phủ và khối tư nhân.

10 từ dành cho kinh tế tư nhân

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục khẳng định vai trò của nền kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế.

Kinh te tu nhan can linh hoat de phat trien
"Chúng ta cần tạo điều kiện không gian, nguồn lực, cơ hội cho khu vực tư nhân phát triển thuận lợi hơn", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Thủ tướng cho biết, doanh nghiệp tư nhân đang tạo ra khoảng hơn 42% GDP, nhiều doanh nghiệp đã khẳng định giá trị thương hiệu trên thị trường và được người dân tin tưởng. Dù chưa có đánh giá đầy đủ, nhưng 2 năm qua cho thấy khát vọng vươn lên của khu vực này.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cần phải phát huy lợi thế của cộng đồng doanh nhân, của khối kinh tế tư nhân để doanh nghiệp tư nhân có thể vươn ra thế giới.

Thủ tướng cũng dùng 10 từ cho khu vực kinh tế tư nhân đó là " tạo bình đẳng", "được bảo vệ", "khích lệ" và "trao cơ hội".

 

Tham gia phát biểu, ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng ban Kinh tế Trung ương đề cập nhiều nội dung cốt lõi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân như: thống nhất trong nhận thức để có hành động thống nhất; giải quyết đúng đắn quy luật giữa nhà nước và thị trường và xây dựng môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, có sức cạnh tranh

Ông Bình dẫn chứng, trong lịch sử phát triển chủ nghĩa xã hội, tại nhiều nước, có khi tuyệt đối vai trò kinh tế nhà nước, nên có nhiều tiêu cực và dẫn đến thất bại. Đôi khi cũng có tại nhiều nước tư bản cũng tuyệt đối vai trò của kinh tế tư nhân dẫn đến khủng hoảng nhiều năm, và họ phải thừa nhận vai trò nhà nước trên quan điểm vỗ tay bằng 2 bàn tay: nhà nước và thị trường. Nhà nước có vai trò điều tiết. Thị trường và đóng vai trò chủ yếu trong giải phóng sức xã hội và tận dụng hiệu quả nguồn lực xã hội

Nhìn ở khía cạnh khác, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cho rằng, cần có những con sếu đầu đàn trong phát triển kinh tế tư nhân.

Theo ông Bình, trong 3 năm qua, đã có nhiều chính sách, ý tưởng, để tạo ra sự bứt phá cho các doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên theo thống kê, trong top 10 doanh nghiệp đóng thuế cao nhất thì có 5 doanh nghiệp nhà nước và 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chưa xuất hiện doanh nghiệp tư nhân.

Phó Thủ tướng thường trực cũng cho biết, kinh tế tư nhân hiện chiếm khoảng 40% GDP, phấn đấu đạt 60% trong năm 2030. Để có được điều này, Chính phủ cần xây dựng những con sếu đầu đàn trong thành phần kinh tế tư nhân, thông qua việc định hướng chính sách, lắng nghe, tiếp cận và đội thoại, từ đó chọn lọc và phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, phát triển thành phần kinh tế tư nhân; hỗ trợ cải cách hành chính. Song song với đó, các doanh nghiệp phải vươn lên sáng tạo, có tâm huyết, có năng lực về vốn, sáng tạo, hoài bão và văn hoá.

Sau các bài phát biểu, PGS.TS. Trương Gia Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, tổng hợp chung về các hội thảo.

Ông cho biết, trong năm vừa qua, Ban IV tổ chức 5 hội thảo, hàng trăm cuộc gặp gỡ và thu được nhiều ý kiến góp góp hữu ích. Theo ông, 30% kiến nghị được xử lý, 50% ý kiến được chỉ đạo và chuẩn bị triển khai và hơn 10% kiến nghị chưa được triển khai rõ nét.

Đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp tư nhân, ông Bình lấy dẫn chứng về các dự án bị đình trệ hiện nay. Ông cho rằng, nếu đưa cho nhóm doanh nghiệp tư nhân, những dự án này không mất đến 30 năm để triển khai mà chỉ thực hiện trong chưa đầy 10 năm.

Kiến nghị 11 vấn đề lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Trong phần đối thoại giữa doanh nghiệp với Chính phủ, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam(VITAS) cho biết, định hướng quy hoạch của ngành đến năm 2020 không còn phù hợp, cần giải pháp chiến lược để thực hiện phần cung thiếu hụt. Do đó, cần định hình giải pháp chiến lược giai đoạn 2035-2040; chính sách thuế VAT với các dự án đầu tư cần hợp lý hơn để khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp vào phần cung thiếu hụt. Ngoài ra, Việt Nam đang phải nhập khẩu cực lớn phần cung thiếu hụt.

Đại diện cho phía doanh nghiệp trong nước, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam kiến nghị 11 vấn đề lớn:

- Tiếp tục khẳng định vai trò động lực và rường cột của khu vực kinh tế tư nhân.

- Xác định trọng tâm chiến lược phát triển kinh tế phải nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân trong nước và các doanh nghiệp dân tộc.

- Tiếp tục có những nỗ lực đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới các chuẩn mực tiên tiến trên thế giới, đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn, thuận lợi.

- Triển khai đồng bộ các chính sách giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn, các tập đoàn kinh tế tư nhân, các tập đoàn kinh tế hỗn hợp.

Nguồn:Baodatviet.vn

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/