Tổng quan thị trường hàng dệt kháng khuẩn toàn cầu

Tổng quan thị trường hàng dệt kháng khuẩn toàn cầu

Thị trường hàng dệt kháng khuẩn toàn cầu có trị giá 10,48 tỷ USD năm 2019 và có khả năng sẽ đạt tăng trưởng kép CAGR 9,8% trong giai đoạn từ 2020 đến 2026. Xu hướng tăng chi tiêu dùng cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu, cùng với sự phát triển của các dòng sản phẩm mới trong lĩnh vực này đã làm tăng nhu cầu cho thị trường hàng dệt kháng khuẩn.

Hàng dệt kháng khuẩn là hàng dệt có sợi đã được xử lý hóa chất chống vi khuẩn trên bề mặt hoặc hóa chất chống vi khuẩn, các hoạt chất tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật được đưa vào xử lý từ khâu sản xuất sợi. Từ thời xa xưa, việc sử dụng các sản phẩm dệt kháng khuẩn chủ yếu được dành cho quân nhân trong Thế chiến thứ hai, mặc dù sau đó các sản phẩm này đã được thương mại hóa để phát triển theo hướng sản xuất thân thiện với môi trường hơn. Vải dệt kháng khuẩn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự lây lan của vi sinh vật cũng như kiểm soát mùi hôi. Hơn nữa, các bệnh lây chéo qua cơ sở chăm sóc sức khỏe (HAIs) là mối đe dọa lớn, do ở những nơi này bệnh nhân bị suy giảm khả năng miễn dịch, nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cùng bệnh tật cao hơn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), ở Mỹ cứ 1/25 bệnh nhân nhập viện sẽ có nguy cơ bị mắc ít nhất một bệnh liên quan tới lây nhiễm chéo. Điều này sẽ dẫn đến việc sử dụng ngày càng nhiều loại hàng dệt kháng khuẩn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Theo một nghiên cứu của Morais và các đồng nghiệp vào năm 2016, số tế bào vi khuẩn sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 20 đến 30 phút trong điều kiện lý tưởng. Điều này đưa tới kết luận rằng, trong các điều kiện môi trường lý tưởng, một tế bào vi khuẩn có thể nhân lên tới 1.048.576 tế bào chỉ trong vòng bảy giờ, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng cuối. Để giảm thiểu sự phát triển hoặc tiêu diệt vi sinh vật, vải kháng khuẩn đã có hiệu quả cao. Đây là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng thị trường hàng dệt may kháng khuẩn trong thời gian tới.


Nhu cầu toàn cầu về quần áo nói chung và trang phục thể thao nói riêng đang tiếp tục tăng do nhận thức về tập thể dục và nâng cao sức khỏe ngày càng tăng. Sự gia tăng này được cho là do một số yếu tố như nhận thức về tính cần thiết về tập luyện thể dục ngày càng tăng, thu nhập khả dụng tăng, công nghệ phát triển vượt bậc, ... Việc thúc đẩy lối sống lành mạnh và năng động sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng hàng dệt kháng khuẩn. Người tiêu dùng cũng đang tìm kiếm các sản phẩm may mặc có đặc tính kháng khuẩn để ngăn mùi và vi khuẩn phát triển, đặc biệt dùng trong các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, có một số lo ngại về những tác động đến môi trường, liên quan đến các chất kháng khuẩn như nano bạc và triclosan. Các chất này có thể bị giải phóng khỏi sản phẩm dệt trong quá trình giặt và xâm nhập vào nguồn nước địa phương qua cống rãnh, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc phát triển các loại vải dệt mới không giải phóng hoạt chất trong quá trình giặt sẽ h ỗ trợ hàng thị trường hàng dệt may kháng khuẩn.

Hình 3: Thị trường vải kháng khuẩn theo lĩnh vực áp dụng (Đơn vị: Triệu USD)

 

Nguồn: gminsights.com

Hiện nay, vải polyester là loại vải phổ biến nhất trong các loại vải để xử l ý kháng khuẩn do đặc tính dễ sử dụng. Vải polyester đang thống trị thị trường vải kháng khuẩn với gần một nửa thị phần hàng dệt kháng khuẩn toàn cầu. Sự sẵn có của mặt hàng sợi polyester và khả năng pha trộn của chúng với một số loại sợi khác như bông, vinyl, giúp thúc đẩy việc sử dụng vải PE hơn các loại vải khác. Vải dệt kháng khuẩn polyester được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng chăm sóc sức khỏe cũng như hàng dệt gia dụng.

Sự phát triển của một số loại vải kháng khuẩn, chẳng hạn như Trevira CS, Trevira CS Bioactive, SILVADUR, với đặc tính ưu việt như không giải phóng các hoạt chất trong quá trình giặt, do đó giảm thiểu lượng nước cùng với duy trì các đặc tính kháng khuẩn lâu dài, đã giúp mang tới thị phần cho vải từ PE. Ngoài ra, thị phần vải kháng khuẩn từ PE lớn chủ yếu là do đặc tính sản phẩm đầy hứa hẹn với giá cả cạnh tranh hơn so với các loại vải khác như bông và polyamide. Mối quan tâm ngày càng tăng của người dùng liên quan đến sức khỏe và lợi thế của vải kháng khuẩn đang thúc đẩy việc sử dụng chúng trong chăm sóc sức khỏe.

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thống trị thị trường hàng dệt kháng khuẩn và chiếm hơn 45% sản lượng tiêu thụ vào năm 2019. Việc sử dụng rộng rãi loại hàng dệt kháng khuẩng trong một số sản phẩm như áo choàng bác sĩ phẫu thuật, ga trải giường, r èm cửa, khẩu trang là yếu tố chính dẫn đến lượng tiêu thụ lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Yêu cầu ngày càng tăng để hạn chế các bệnh lây nhiễm chéo, cùng với nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm an toàn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ thúc đẩy nhu cầu thị trường hàng dệt kháng khuẩn hơn nữa. Thị trường hàng dệt kháng khuẩn có khá nhiều doanh nghiệp đang tham gia và yếu tố quyết định nằm ở khâu phát triển sản phẩm - R&D. Ví dụ, vào tháng 10 năm 2018, Trevira GmbH đã cho ra mắt hàng dệt polyester cao cấp như Trevira CS và Trevira CS Bioactive cho ứng dụng hàng dệt gia đình và chăm sóc sức khỏe. Các công ty chủ chốt tham gia vào ngành dệt kháng khuẩn bao gồm: Kolon Industries, Milliken & Company, Toyobo Co. Ltd., Unitika Ltd., Trevira Gmbh, Thai Acrylic Fiber Co. Ltd., cùng một số công ty khác.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/