Cập nhật điều tra của USTR về điều khoản 301 với Dệt May và Da Giày

Liên quan đến thông tin Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) ra thông báo sẽ mở cuộc điều tra về Việt Nam theo mục 301, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) và Hiệp hội Da giày Túi xách (LEFASO), VITAS đã làm việc ngay với Hiệp hội may mặc và giày dép Hoa Kỳ (AAFA) và Hiệp hội Phân phối bán lẻ Giày dép Hoa Kỳ (FDRA) về việc này. Các Hiệp hội này đều đã bày tỏ đồng quan điểm với VITAS và LEFASO, đồng thời AAFA và FDRA đã lần lượt có kiến nghị tới USTR và Tổng thống Hoa Kỳ cân nhắc để không gây thêm gián đoạn về chuỗi cung ứng.

Ý kiến của AAFA: Ông Steve Lamar, Chủ tịch kiêm TGĐ AAFA khẳng định: “Việt Nam là một đối tác thương mại quan trọng đối với ngành công nghiệp may mặc, giày dép, du lịch của Hoa Kỳ và ngày càng trở nên quan trọng hơn khi các doanh nghiệp của Hoa Kỳ đang thực hiện chiến dịch đa dạng hóa và thoát ly Trung Quốc. Việc áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam sẽ gây ra sự gián đoạn vô cùng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến đầu tư và làm tăng giá, ảnh hưởng đến các hộ gia đình người lao động tại Hoa Kỳ và gia tăng chi phí cho chuỗi cung ứng hỗ trợ trực tiếp cho hàng triệu lao động tại Hoa Kỳ.”

Đây không phải là lúc để áp đặt các chi phí mới đối với chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với những người tạo ra việc làm cho người lao động vẫn đang hồi phục sau tác động của đại dịch COVID-19. Hơn nữa, các mức thuế trừng phạt mới có thể khiến nguồn cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân gặp nhiều khó khăn hơn trong khi cả cộng đồng của chúng ta vẫn cần phục hồi nền kinh tế trong điều kiện sức khỏe an toàn. "Thuế quan sẽ đánh trực tiếp vào người tiêu dùng và người lao động Hoa Kỳ. Đã đến lúc chính quyền cần có cách tiếp cận khác về chính sách thương mại, một chính sách không trừng phạt người tiêu dùng, người lao động và cả cộng đồng Hoa Kỳ mà chính quyền vẫn đang hỗ trợ."

              Ý kiến của FDRA: FDRA kiến nghị Tổng thống dỡ bỏ thuế quan áp đặt theo điều khoản 301 đối với hàng dệt may giày dép và tái gia nhập lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nay được gọi là Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). FDRA cho rằng chính quyền Trump đã thêm vào gánh nặng thuế quan này - tổng cộng đã lên tới gần 3 tỷ đô la một năm – do việc áp đặt thuế theo điều khoản 301 mới đối với các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất. Điều này dẫn đến khủng hoảng và chi phí tăng thêm cho các công ty giày dép của Hoa Kỳ. Những doanh nghiệp chuyển sang sản xuất tại Việt Nam hiện phải đối mặt với nguy cơ bị áp thuế đối với hàng hóa do Việt Nam sản xuất từ việc Chính quyền khởi động cuộc điều tra Mục 301 vào Việt Nam.

Như vậy cả hai Hiệp hội lớn của Hoa Kỳ, đại diện cho gần 2000 DN của Hoa Kỳ đã có kiến nghị với chính phủ Hoa Kỳ. Kiến nghị này hoàn toàn phù hợp với lợi ích của DN và ngành dệt may Việt Nam và người tiêu dùng hai nước.

Việt Nam là nhà cung cấp hàng may mặc, giày dép lớn thứ hai cho thị trường Hoa Kỳ. Ngược lại Việt Nam cùng là quốc gia nhập khẩu bông hàng đầu của Hoa Kỳ. Thương mại song phương có sự tăng trưởng mạnh mẽ kể từ năm 2016.

 

 
 

ĐĂNG KÝ HỘI VIÊN

Vui lòng đọc kĩ nội dung Thư mời gia nhập hội
Điền đầy đủ thông tin vào đơn gia nhập hội và gửi về địa chỉ bên dưới

  • Address: 183H Dương Quảng Hàm, P. 5, Q.Gò Vấp
  • Phone: (08) 6 2973 567 - Fax : (08) 62 973 540
  • Website: http://agtek.org.vn/